Anh Em Ích Châu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Topic để anh em tìm hiểu về lich sử của các Danh Tướng !!!

3 posters

Go down

Topic để anh em tìm hiểu về lich sử của các Danh Tướng !!! Empty Topic để anh em tìm hiểu về lich sử của các Danh Tướng !!!

Bài gửi  Mr_Chuoi Sat Feb 14, 2009 4:54 pm

HIHIHI ! ai muốn tìm hiểu về lai lich cũng như lịch sử của các Danh Tướng cứ việc vào đây post bài đi Chuối sẽ giải đáp cho hihihi .Thank mọi người nha MR Chuối
Mr_Chuoi
Mr_Chuoi
Mod
Mod

Tổng số bài gửi : 10
Join date : 14/02/2009
Age : 32

Về Đầu Trang Go down

Topic để anh em tìm hiểu về lich sử của các Danh Tướng !!! Empty Re: Topic để anh em tìm hiểu về lich sử của các Danh Tướng !!!

Bài gửi  DacKy Sat Feb 14, 2009 8:03 pm

Trương Phi(sinh chưa rõ - mất 221) là một danh tướng của nước Thục thời Tam Quốc. Ông thường được biết đến là một viên tướng nóng nảy, đối xử tốt với cấp trên nhưng không đối xử tốt với cấp dưới.

Trương Phi lấy con gái của Hạ Hầu Uyên làm vợ, khi cô bị quân của Trương Phi bắt được trong một lần vào rừng kiếm củi. Họ có 2 con gái. Con gái lớn trở thành hoàng hậu Thục Hán sau khi cưới Lưu Thiện với Gia Cát Lượng làm ông mai. Sau khi con gái lớn của Trương Phi mất vì bệnh, Gia Cát Lượng lại một lần nữa làm mai để cưới con gái nhỏ của Trương Phi cho Lưu Thiện. Cô em nối tiếp cô chị làm hoàng hậu nước Thục.

Trương Phi được miêu tả cụ thể trong tiểu thuyết Tam Quốc chí của Trần Thọ. Một vài nguồn còn cho rằng ông là một hoạ sĩ tài năng.

Trương Phi bị tuỳ tướng của mình là Trương Đạt và Phạm Cương sát hại khi đang chuẩn bị cuộc tấn công Đông Ngô để báo thù cho người anh kết nghĩa của mình là Quan Vũ. Trương Đạt và Phạm Cương sau đó trốn sang Đông Ngô.
Trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Trương Phi tự là Dực Đức (翼德), quê ở Trác Quận nước Yên. Ông đã cùng với Lưu Bị và Quan Vũ kết bái làm huynh đệ trong vườn đào. Ông là em út trong ba người. Ông được Chiêu liệt hoàng đế tức Lưu Bị phong làm một trong ngũ hổ đại tướng.

Ông là một người rất khẳng khái, bộc trực và rất nóng nảy. Ông đã đóng góp rất nhiều cho sự ra đời của nước Thục. Ông nổi tiếng với võ nghệ siêu phàm cùng với sự dũng cảm coi thường cái chết. Ông thật sự là nỗi khiếp đảm của quân thù. Như trận đánh cầu Trường Bản, ông đã quát mấy tiếng khiến Tào Tháo hoảng sợ mà lui quân. Khi ấy ông chỉ có vài mươi kị sĩ còn Tào Tháo có trăm vạn hùng binh. Trong trận ấy, viên quan theo hầu Tào Tháo là Hạ Hầu Lan đã hoàng sợ đến mức vỡ mật mà chết.

Ngoài ra, có thể nói ông là một trong 2 tướng có thể đấu ngang ngửa với Lã Bố cũng với Hứa Chử. Trong trận Hổ Lao, ông đã đấu với Lã Bố hơn 150 hiệp bất phân thắng bại để cứu Công Tôn Toản. Tổng cộng ông đã đấu với Lã Bố 4 trận, tất cả gần 500 hiệp và đều bất phân thắng bại.

Người sau có thơ khen rằng:

Trường Bản cầu này sát khí sinh
Ngang mâu, chững ngựa, mắt long lanh
Bên tai một tiếng vang như sấm
Khiếp vía quân Tào vội rút nhanh

Cũng chính vì tính nóng nảy của mình mà ông đã chuốc họa sát thân. Do nôn nóng báo thù cho anh là Quan Vũ bị quân Đông Ngô hại nên ông thường đánh đập quân sĩ. Trong đó có hai tên hạ quan dưới trướng là Trương Đạt và Phạm Cương, chúng đã âm thầm sát hại ông vì lo sợ bị ông chém đầu vì ko hoàn thành quân lệnh ông giao là phải lo quân trang cờ xí màu trắng cho toàn quân của ông mặc để tang anh là Quan Vũ trong cuộc tấn công báo thù quân Đông Ngô.Đêm đó ông say rượu và bị sát hại. Ông mất ở tuổi 55. Truơng Phi trong con mắt nhiều người là 1 vị tướng có vẻ như hữu dũng vô mưu nhưng hoàn toàn ko phải như vậy. Ông cũng là 1 tướng có mưu lược dù không nổi bật như tài năng võ nghệ của mình.Những hành động như tha cho Nghiêm Nhan thu phục cho Thục 1 danh tướng hay mẹo cột cành cây vào đuôi ngựa quét cho đất cát tung mù làm quân Tào nghi ngờ có phục binh tại cầu Trường Bản chứng tỏ ông cũng là người có mưu lược.
DacKy
DacKy
Mod
Mod

Tổng số bài gửi : 77
Join date : 14/02/2009
Age : 31

Về Đầu Trang Go down

Topic để anh em tìm hiểu về lich sử của các Danh Tướng !!! Empty Re: Topic để anh em tìm hiểu về lich sử của các Danh Tướng !!!

Bài gửi  DacKy Sat Feb 14, 2009 8:06 pm

Lưu Bị (161-223) là người đã xây dựng Thục Hán thời Tam Quốc.
Cuộc đời
Kết nghĩa vườn đào

Lưu Bị tự là Huyền Đức, người huyện Trác (nay là huyện Trác, tỉnh Hà Bắc). Ông là con Lưu Hoằng, cháu Lưu Hùng, con cháu đời sau của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng, con Hán Cảnh đế. Đến đời Lưu Bị, nghiệp nhà sa sút, đành dựa vào nghề đan giày, bện chiếu mà sống. Ông đọc sách mà không chịu dụng công, lại thích chơi chó cưỡi ngựa, thích nghe âm nhạc, nghiên cứu cách ăn mặc. Ông thích kết giao với người hào kiệt, cùng Quan Vũ, Trương Phi đối xử với nhau rất tốt. Ông nhờ tham gia trấn áp khởi nghĩa quân Khăn vàng mà nổi lên, từng theo Công Tôn Toản tham gia quân Quan Đông đánh Đổng Trác
Không có đất cắm dùi

Lưu Bị trong thời gian trước khi gặp Khổng Minh thì phải đi nương nhờ nhiều người. Đầu tiên Lưu Bị mượn quân của Công Tôn Toản đến Từ Châu giúp Đào Khiêm chống lại Tào Tháo, Đào Khiêm mến tài, đức của Lưu Bị nên có ý nhượng Từ Châu cho Lưu Bị nhưng Lưu Bị không nhận và ra trấn giữ Tiểu Bái. Đào Khiêm bệnh mất, trước khi mất đã cầu xin Lưu Bị nhận Từ Châu. Lưu Bị bất đắc dĩ phải nhận. Sau đó Lữ Bố thua trận đến nương nhờ Lưu Bị, Lưu Bị muốn nhường Từ Châu cho Lữ Bố. Lữ Bố toan nhận nhưng thấy Quan Công, Trương Phi không hài lòng nên chối từ. Sau đó, nhân lúc Lưu Bị đánh Viên Thuật, giao Từ Châu lại cho Trương Phi, Lữ Bố đánh úp Từ Châu khiến Lưu Bị phải đến nương nhờ Tào Tháo, nhờ Tào Tháo giúp đánh lại Lữ Bố.

Tào Tháo đánh bại Lữ Bố ở thành Hạ Bì, thắt cổ Lữ Bố ở lầu Bạch Môn rồi dẫn Lưu Bị về triều đình ra mắt Hán Hiến Đế. Hán Hiến Đế xem trong gia phả rồi nhận Lưu Bị làm chú, từ đó Lưu Bị còn được gọi là Lưu Hoàng thúc. Hán Hiến Đế bị Tào Tháo ức hiếp nên viết tờ "Y đái chiếu" cho Đổng Thừa nhờ Đổng Thừa diệt Tào Tháo. Đổng Thừa liên kết với Lưu Bị và Mã Đằng. Lưu Bị sau đó xin Tào Tháo đi diệt Viên Thuật rồi trốn khỏi Tào Tháo. Tào Tháo đem quân đánh Lưu Bị, ba anh em Lưu, Quan, Trương thất tán mỗi người một nơi. Lưu Bị đến nương nhờ Viên Thiệu, sau Quan Vũ chém chết 2 tướng của Viên Thiệu là Nhan Lương, Văn Xú nên Lưu Bị suýt bị Viên Thiệu chém đầu. Sau đó ba anh em đoàn tụ, Lưu Bị đến nương nhờ Lưu Biểu sau đó Lưu Bị đồn trú ở Tân Dã, chiêu nạp hiền tài nghĩa sĩ, đi khắp nơi cầu hiền.
Gặp thời

Năm ông 47 tuổi, nghe lời Từ Thứ nói ở Long Trung (nay là Tương Dương, Hồ Bắc) có người có tài trị nước tên là Gia Cát Lượng, ông liền lặn lội đường dài, ba lần tìm đến thăm. Gia Cát Lượng vì cảm động vì lòng chân thành nên ra khỏi lều tranh, giúp ông trị nước.

Năm 207, Gia Cát Lượng cùng Lưu Bị bàn về tình hình thiên hạ, kiến nghị Lưu Bị liên kết với Tôn Quyền lấy Kinh Châu, Ích Châu, và chống họ Tào. Từ đó Lưu Bị coi cuộc đối thoại đó là tư tưởng chiến lược thống nhất thiên hạ.

Năm 208, Tào Tháo dẫn đại quân từ Giang Lăng dọc Trường Giang tiến thẳng xuống Hạ Khẩu, Lưu Bị lập tức phái Gia Cát Lượng sang Giang Đông liên hiệp với Tôn Quyền. Chu Du dùng hoả công đại phá quân Tào ở Xích Bích, hình thành cái thế chân vạc.
Lên ngôi Hán Trung Vương

Năm 214, Lưu Bị giả vờ đến giúp đỡ Lưu Chương, là người cùng họ, nhưng đánh lén, chiếm lấy đất Thục. Từ đó ông có cả đất Kinh Châu và Ba Thục, trở thành một quyền lực lớn ở phía Tây, nhưng quân sư là Bàng Thống chết trong cuộc chiến.

Năm 219, quân Lưu Bị chiếm được Hán Trung, giết được Hạ Hầu Uyên, và tự xưng là Hán Trung Vương. Ông phong Ngũ Hổ Tướng gồm có: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung. Ngụy Diên được cho trấn thủ Hán Trung.

Năm 220, sau khi Tào Phi xưng đế (Ngụy Văn Đế), Lưu Bị tự lập làm hoàng đế, lấy quốc hiệu là Hán để kế tục nhà Hán (sử gọi là Thục Hán), đóng đô ở Thành Đô.
Kết cục

Liên minh Thục - Ngô có lẽ sẽ kéo dài và Thục sẽ không mất nếu như không xảy ra biến cố Tôn Quyền sai đại tướng Lã Mông đánh úp lấy Kinh Châu, chém Quan Vũ, khiến Lưu Bị nổi giận mang quân báo thù làm cho quan hệ liên hiệp giữa Tôn Quyền và Lưu Bị tan vỡ, chiến tranh Ngô-Thục nổ ra. Cũng bắt đầu từ đấy hễ Thục bị Ngụy tấn công thì Ngô không thèm dòm tới cũng như Ngô bị Ngụy xâm lăng thì Thục cũng không tiến sang đông. ("sử Trung Quốc" của Nguyễn Hiến Lê).

Năm 221, Lưu Bị lấy danh nghĩa trả thù cho Quan Vũ, cất đại quân đánh Ngô, Tôn Quyền rất lo ngại nên sai Lục Tốn đứng ra chỉ huy. Trong trận Di Lăng, bị Lục Tốn đánh cho thua to. Năm sau, bị bệnh mất ở thành Bạch Đế (nay là huyện Phụng Tiết, Tứ Xuyên), thọ 62 tuổi. Ông được truy tôn là Hán Chiêu Liệt đế. Con trưởng là Lưu Thiện lên kế vị, tức là Hán Hậu Chủ.
DacKy
DacKy
Mod
Mod

Tổng số bài gửi : 77
Join date : 14/02/2009
Age : 31

Về Đầu Trang Go down

Topic để anh em tìm hiểu về lich sử của các Danh Tướng !!! Empty Re: Topic để anh em tìm hiểu về lich sử của các Danh Tướng !!!

Bài gửi  DacKy Sat Feb 14, 2009 8:18 pm

Tào Tháo
Quan lộ thuận lợi vì có ô dù

Hứa Thiệu bình luận về Tào Tháo: “Năng thần (bề tôi giỏi) thời bình, gian thần thời loạn”. Câu này có hai cách lí giải: Một, thời bình là bề tôi giỏi, thời loạn là gian thần. Hai, trị vì được thiên hạ thì là năng thần, làm loạn thiên hạ thì là gian thần. Vậy Tào Tháo chọn năng thần hay chọn gian thần?

Quả thực Tào Tháo muốn làm năng thần. Điều này đã được chứng minh trên thực tế.

Hán Linh đế Hy Bình năm thứ ba (174 sau công nguyên), Tào Tháo 20 tuổi, đắc cử Hiếu liêm, đảm nhiệm chức quan lang. Hiếu là hiếu với cha mẹ tổ tiên, liêm là liêm khiết với xã hội. Người nào được bầu Hiếu liêm, là đã có tư cách để ra làm quan, y như bây giờ có bằng cấp là có tư cách thi tuyển công chức.

Thời Hán, triều đình chọn một số thanh niên con nhà khá giả, tư cách đạo đức tốt, ngoại hình đẹp làm Lang. Lang có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là trẻ tuổi, nghĩa thứ hai là thị vệ. Làm Lang trong cung đình, thực tế là thị vệ của nhà vua. Lang được gần gũi nhà vua, được rèn luyện, biết nhiều chuyện, nên sau khi làm Lang thường được bổ nhiệm rất nhanh chức quan khác.

Đây là phương thức đào tạo bồi dưỡng quan chức thời Hán. Nhưng về sau thì không chính qui như vậy nữa: Quan Lang không nhất thiết phải là con cái nhà quyền quí, cũng không nhất thiết là thị vệ của vua, mà chỉ là một sự tập dượt cho quen việc, như “lớp kế cận”, “cán bộ dự bị” thời bây giờ.

Theo qui định, sau khi mãn nhiệm quan lang, có thể được bổ nhiệm làm cán bộ cấp huyện hoặc Huyện lệnh, Huyện thừa, hoặc Huyện úy. Có điều, đến cuối đời Đông Hán thì mọi việc tuyển lựa đề bạt chỉ làm chiếu lệ.

Tào Thào có người nhà trong triều. Ông nội Tào Đằng được phong làm Phí Đình Hầu; Bố là Tào Tùng, ở ngôi Tam Công. Vì vậy Tào Tháo chỉ làm Quan Lang ít lâu đã được bổ nhiệm Lạc Dương Bắc Bộ úy.

Úy là chức quan võ nắm cả quân sự lẫn hình sự. Hán thư. Bách quan công khanh biểu chú thích rõ: “Võ quan từ trên xuống dưới đều gọi úy”. Vậy nên huyện có Huyện úy, quận có Quận úy, triều đình có Thái úy, Trung úy, Đình úy, Vệ úy. Lạc Dương Bắc Bộ úy là Huyện úy.

Quan chế thời Hán, dưới Huyện lệnh có thừa, úy. Thừa phụ trách dân sự, úy phụ trách trị an. Có điều, Lạc Dương là kinh đô Đông Hán, là huyện lớn nhất, nên Huyện úy không chỉ một người, mà là 4 người, phụ trách 4 khu vực đông tây nam bắc.
Tào Tháo là úy khu vực Bắc Lạc Dương (Lạc Dương Bắc bộ úy), cấp bậc Huyện phó, phụ trách công an huyện, như Cục trưởng Công an huyện của Trung Quốc hiện nay.

Được bố của Tư Mã Ý tiến cử

Tiến cử Tào Tháo làm Lạc Dương Bắc Bộ úy là Tư Mã Phòng - bố Tư Mã Ý, khi đó là Thượng thư Hữu Thừa, tương đương Phó Bí thư cung đình. Có điều, Thượng thư đời Đông Hán, danh nghĩa là Ban Bí thư, thực tế là Tể tướng phủ.

Tư Mã Phòng giới thiệu, Tào Tháo lập tức được bổ nhiệm. Nghe nói khi ấy Tào Tháo không vui, vì ông ta rất muốn chức Huyện lệnh. Nhưng Tuyển bộ Thượng thư (tương đương chức Trưởng ban Tổ chức Chính phủ bây giờ) không quan tâm Tào Tháo có thích hay không, thành ra Tào Tháo buộc phải đến nhiệm sở nhận chức vụ nói trên.

Đó là chức quan đầu tiên trong đời, ấn tượng rất sâu đối với Tào Tháo. Theo Tam quốc chí. Võ đế kỷ, Bùi Tùng Chi chú dẫn Tào Man truyện, thì sau này Tào Tháo được Hán Hiến đế phong Ngụy vương, đã mời bằng được Tư Mã Phòng về Nghiệp Thành khoản đãi cực kỳ hậu hĩ. Rượu được ba tuần, Tào Tháo hỏi: “Ông thấy cô gia hôm nay có thể nhận chức Huyện phó phụ trách công an huyện được không?” Tư Mã Phòng nói: “Năm xưa, khi lão phu tiến cử thì Đại vương rất hợp với chức ấy”. Tào Tháo bật cười ha hả.

Cái cười của Tào Tháo không hoàn toàn là tiểu nhân đắc chí, mà là cái cười mãn nguyện. Tháo vốn không che giấu tình cảm, hễ đắc ý là biểu hiện trên nét mặt. Nhưng lần này, Tào Tháo đắc ý không chỉ vì được phong vương, cũng không chỉ vì chuyện bổ nhiệm trái ý khi xưa, mà vì một chuyện quan trọng khác có liên quan đến chức vụ này.

Đòn dằn mặt kinh hồn khởi nghiệp quan trường

Mọi người đều biết, Lạc Dương Bắc Bộ úy là chức quan không to, quyền không lớn, nhưng trách nhiệm cực kỳ nặng nề, rắc rối cũng không ít. Vì rằng nơi đây là đại bản doanh của triều đình, tầng lớp quyền quí nhan nhản. Bọn này không coi vương pháp ra gì, người đúng mực thì ít, kẻ phá phách thì nhiều mà không ai làm gì nổi. Vậy mà vấn đề trị an của kinh thành vẫn phải bảo đảm. Phải có một kẻ cao tay ấn, đủ mánh khóe trong khi thừa hành công vụ thì công việc mới không đổ bể.

Tào Tháo vừa gian vừa hùng, rất xứng với chức vụ này. Câu trả lời của Tư Mã Phòng không có ý chống chế, mà rất đúng với tính cách của Tào Tháo.

Mà quả vậy, Tào Tháo rất xứng với cương vị này. Vừa đáo nhậm, ông ta cho tu sửa nha môn như mới, sai làm một lô gậy sơn năm màu, mỗi bên cổng treo mười cây với dòng chữ: “Kẻ nào phạm pháp thì dù là cường hào cũng bị đánh đòn”.

Vài tháng sau, quả nhiên có kẻ tự tìm lấy cái chết. Đó là chú ruột của hoạn quan Kiển Thạc. Kiển Thạc rất được Linh đế sủng ái. Lão chú ruột Kiển Thạc cậy có cháu uy quyền lệch đất, ngang nhiên vi phạm lệnh cấm đi đêm của Tào Tháo. Không hề nể nang, Tào Tháo ra lệnh đánh chết tươi lão ta. Từ đó, cho ăn quả liều cũng không kẻ nào dám trái lệnh, trật tự trị an của kinh thành tiến bộ rõ rệt, tiếng tăm Tào Tháo nổi như cồn.

Mặt nạ Tào Tháo luôn có màu xanh - màu gian thần.

Cú ra đòn của Tào Tháo khiên thiên hạ choáng váng, không hiểu ông ta còn dám làm những gì nữa. Ai cũng biết, một thanh niên mới bước vào hàng ngũ quan trường mà dám đắc tội bọn quyền quí, chắc chắn sẽ không có kết cục tốt đẹp. Tào Tháo không phải không biết. Kiển Thạc uy quyền khuynh đảo triều đình, Tào Tháo cũng biết. Lại nữa, ông nội Tào Tháo cũng là thái giám (hoạn quan). Cháu của thái giám giết chú của thái giám khiến người ta không hiểu. Chuyện này chép trong Tào Man truyện - cuốn truyện này không ưa Tào Tháo, nên tin là có thật.

Người ta có thể đoán Tào Tháo muốn nổi danh bằng một chuyện động trời. Rất có thể là như vậy, qua một bằng chứng gián tiếp. Trong Nhượng huyện tự minh bản chí lệnh, Tào Tháo có viết: “Cô đắc cử Hiếu liêm, tuổi trẻ, tự nghĩ mình không thuộc loại con ông cháu cha, dễ bị thiên hạ coi thường” (Cô thủy cử hiếu liêm, niên thiếu, tự dĩ lai phi nham huyệt chi danh chi sĩ, khủng vi hải nội chi sở kiến phàm ngu), do đó “chỉ muốn làm một viên quận thủ, giữ gìn chính giáo, tạo lập đôi chút uy tín, để người đời biết đến mình” (dục vi nhát quận thú, hảo tác chính giáo, dĩ kiến lập danh dự, sử thế sĩ minh tri chi).

Tự biến mình thành lính hầu vì tướng mạo xấu xí

Quả thật Tào Tháo lúc này rất trẻ, hai mươi tuổi, xuất thân không tốt, vì sinh trưởng trong một gia đình hoạn quan; hành trạng không tốt, bị coi là phóng đãng; uy tín không có gì, người đời coi là quái thai (thế nhân vị chi kỳ dã). Thậm chí tướng mạo có thể xấu xí (ta đọc Tam quốc chí, những người tướng mạo đẹp như Chu Du, Gia Cát Lượng đều được miêu tả rất kỹ, còn Tào Tháo thì không một chữ). Tam quốc chí coi Ngụy là chính thống, nếu Tào Tháo khôi ngô hùng vĩ, chắc đã tán tụng hết lời. Như vậy e rằng dung mạo Tào Tháo không có gì đáng nói.

Nhưng các sách khác đều có miêu tả. Ngụy thị xuân thu chép: “Võ vương người nhỏ bé, nhưng đầy sức sống” (Võ vương tư mạo đoản tiểu, nhi thần minh anh phát). Thế thuyết tân ngữ chép Tào Tháo muốn tiếp kiến sứ giả Hung Nô, “nhưng nghĩ mình xấu xí, không đủ oai với đất nước xa xôi” (tự dĩ hình lậu, bất túc hùng viễn quốc), bèn sai Thôi Diễm đóng thế, còn Tháo cầm gươm giả làm lính hầu, đứng bên giường. Thôi Diễm là con người tài mạo song toàn, sách chép ông ta “dáng người cao ráo, mi thanh mục tú, tiếng nói sang sảng, râu dài bốn thước, oai phong lẫm liệt”. Vậy mà sứ giả Hung Nô lại bình phẩm: “Ngụy vương là con người nho nhã khác thường, nhưng người cầm gươm đứng hầu mới là anh hùng”. Tháo nghe vậy, sợ lộ chuyện, liền giết sứ giả. Qua đó có thể thấy Tào Tháo tuy dung mạo bình thường, nhưng khí phách hơn người và cái tính nghi kỵ thì quả thực đáng gờm.

Trường hợp Tào Tháo cho ta một bài học: Đừng trông mặt mà bắt hình dong. Đương nhiên, Tào Tháo khi mới bước vào chốn quan trường, chưa có dịp biểu lộ tính cách, vốn liếng chính trị chưa có để trụ vững. Vì vậy muốn để thiên hạ biết đến mình, Tháo phải làm một việc động trời: Giết chú ruột Kiển Thạc.

Điều phỏng đoán thứ hai, Tào Tháo muốn xây dựng pháp chế. Điều này cũng rất có lý. Lỗ Tấn nói, đặc điểm rõ nhất về chính trị của Tào Tháo là “chuộng hình danh”, tức chủ trương pháp trị, thậm chí sử dụng hình phạt tàn khốc để duy trì pháp luật. Quả thật Tào Tháo cực kỳ nghiêm minh trong việc lập pháp và chấp pháp, không hề chùn tay trong việc giết kẻ phạm pháp. Điều này do tình thế bắt buộc và cũng do tính cách của ông ta.

“Thiên hạ đệ nhất chí công”

Tào Tháo rất xuề xòa trong sinh hoạt. Ông ta ăn không cầu kỳ, mặc không cầu kỳ, thường xuyên hành quân dã ngoại, với phụ nữ cũng gặp chăng hay chớ, không khó tính. Thậm chí có người bảo ông ta là con người sống ẩu. Thực ra Tào Tháo lúc này không ẩu và rất ghét những kẻ sống ẩu.

Ông từng viết thư cho Khổng Dung, nói: “Ta tuy không thể thực thi giáo hóa, thay đổi phong tục, chưa vinh danh về nhân đức để tập hợp đồng liêu. Nhưng ta nuôi dưỡng quân lính, vì nước quên thân, không nương tay với bọn tiểu nhân xa hoa phù phiếm, kết bè kéo cánh để mưu lợi riêng (phù hoa giao hội chi đồ. Tam quốc chí. Võ đế kỷ). Và những biện pháp để trừng trị chúng thì có nhiều”. Có thể nói, giữa xã hội nhiễu nhương loạn lạc ấy, ai có ví von Tào Tháo là “Thiên hạ đệ nhất chí công” chắc cũng không sợ quá lời nhiều lắm.

Qua đó, có thể thấy Tào Tháo căm ghét bọn mọt dân, bọn xa hoa phù phiếm, đã vậy thì ông ta không thể là kẻ xa hoa phù phiếm. Ông ta mặc thường phục, cười nói tự nhiên, nghe hát nghe nhạc, là một cách thư giãn khi mệt mỏi vì công việc, cũng là biểu hiện thế giới nội tâm của ông ta, và cũng có thể là tung hỏa mù để kẻ thù của ông ta mất cảnh giác. Ông ta viết văn, hành sự và dùng người không cẩu thả chút nào. Đánh chết tươi chú ruột Kiển Thạc, tính cách Tào Tháo đã bộc lộ ý chí của ông ta khi mới bước vào quan trường.

Nhưng cũng có thể Tào Tháo giết chú Kiển Thạc chỉ là trường hợp ngẫu nhiên. Vì rằng, Tào Tháo khi ấy ngựa non háu đá, chưa hiểu nông sâu, chưa biết thế nào là trời cao đất dày. Ông ta chỉ nghĩ đã làm quan thì phải là quan tốt, phải trừng trị nghiêm khắc những kẻ phạm pháp để răn đe thiên hạ mà không ngờ kẻ dính đòn lại là mộ con sói gộc – chú ruột Kiển Thạc. Nước đã đổ đi khó mà bốc lại, đành giết gà để dọa khỉ. Mặc dù vậy, chuyện cũng không đơn giản. Vì vậy có thể nói Tào Tháo đã trình diện quan trường bằng một độc chiêu.
DacKy
DacKy
Mod
Mod

Tổng số bài gửi : 77
Join date : 14/02/2009
Age : 31

Về Đầu Trang Go down

Topic để anh em tìm hiểu về lich sử của các Danh Tướng !!! Empty Re: Topic để anh em tìm hiểu về lich sử của các Danh Tướng !!!

Bài gửi  Mr_Chuoi Sun Feb 15, 2009 1:50 pm

Triệu Vân
Cuộc đời
Triệu Vân sinh năm 168 tại thành Chân Định thuộc vùng Thường Sơn (bây giờ là Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc). Ông cao khoảng 1,92 m (6,3 bộ), mày rậm mắt to, uy phong lẫm liệt, giỏi võ nghệ và có tài thao lược. Ông theo về với Công Tôn Toản trong một lần Triệu Vân cứu Công Tôn Toản thoát chết, một tướng quân cát cứ trong vùng vào khoảng cuối năm 191 hoặc đầu năm 192, với danh nghĩa thủ lĩnh một đội quân tình nguyện nhỏ. Trong năm 192, Triệu Vân được xếp dưới quyền trực thuộc của Lưu Bị, người mà khi ấy chỉ là bộ tướng của Công Tôn Toản, giữ chức Phiêu kỵ tướng quân. Lưu Bị có vài nghìn kỵ binh, và Triệu Vân được điều đến trong hàng ngũ này. Ngay sau đó, Triệu Vân từ bỏ Lưu Bị và Công Tôn Toản để về quê chịu tang anh trai. Triệu Vân lại theo về với Lưu Bị vào năm 200. Từ đó Triệu Vân quan hệ rất gắn bó với Lưu Bị. Tam Quốc Chí kể họ cùng ngủ chung một giường trong thời gian hai người ở tại Gia Thành. Trong khoảng thời gian đó, Lưu Bị phái Triệu Vân bí mật tuyển mộ thêm quân để tăng cường cho đội quân trực thuộc của Lưu Bị. Kể từ đây Triệu Vân chính thức bỏ Công Tôn Toản theo phò Lưu Bị.

Trận Trường Bản
Năm 208, Lưu Bị giao tranh với Tào Tháo thất bại và bị đuổi chạy qua Trường Bản. Trong trận Trường Bản thì Triệu Vân đã liều mạng sống bảo vệ gia quyến Lưu Bị, cứu được con trai Lưu Bị là Lưu Thiện (A Đẩu), tạo nên điển tích Tử Long một ngựa cứu ấu chúa nổi tiếng đến ngày nay. Sau Đại chiến Xích Bích, Triệu Vân góp công lớn giúp Lưu Bị dành được phần nam Kinh Châu, và trở thành một trong những tướng lĩnh quan trọng trong tập đoàn Lưu Bị, được phong chức "đại tướng quân". Khi Lưu Bị dẫn quân vào Ích Châu (nay là tỉnh Tứ Xuyên), ông đã giao cho Triệu Vân phòng thủ căn cứ chính ở Công An (bây giờ thuộc tỉnh Hồ Bắc) với tư cách "lưu dẫn tư mã"
Bài thơ về Triệu Vân cứu chúa trong trận Đương Dương - Trường Bản:

Máu đỏ chan hòa áo giáp hồng
Đương Dương ai kẻ dám tranh hùng
Xưa nay cứu chúa xông trăm trận
Chỉ có Thường Sơn Triệu Tử Long

Thời gian sau
Sau đó, Triệu Vân theo Gia Cát Lượng và Trương Phi vào Thục. Triệu Vân tự dẫn quân độc lập, hành quân qua Giang Châu và Kiến Vi tới Thành Đô, giúp Lưu Bị chiếm được Thành Đô. Khi Lưu Thiện lên ngôi năm 223, Triệu Vân được phong "Chinh Nam tướng quân" và phong "Vĩnh Trang Đình Hầu" .Sau đó lại được phong "Trấn Đông tướng quân"

Năm 227, Triệu Vân khi đó là tướng quân đứng đầu quân đội nước Thục, theo Gia Cát Lượng dẫn quân lên Hán Trung trong cuộc "bắc phạt" lần thứ nhất. Mùa xuân năm sau, Triệu Vân được lệnh hành quân qua Tà Cốc làm nghi binh cho quân chủ lực. Phải chống chọi với binh lực mạnh hơn nhiều của đại tướng Ngụy là Tào Chân ,Triệu Vân đã phòng thủ thành công và dẫn quân rút lui an toàn. Ông lại được phong làm "Định Quân tướng quân".


Cuối đời
Năm 229, Triệu Vân bị bệnh mất ở Hán Trung, quân sĩ nước Thục vô cùng nuối tiếc. Ông được Lưu Thiện truy phong làm "Thuận Bình hầu" năm 261.

Đánh giá
Được biết đến như một chiến binh vĩ đại, Triệu Vân hội tụ đủ các bản chất của những anh hùng trong thời đại ông.Trong đoạn Lưu Bị thoát khỏi mưu mô của Sái Mạo hay đoạn đòi lại A Đẩu trên sông..., Triệu Vân luôn tỏ rõ là người biết suy xét thiệt hơn, bỏ qua tư lợi cá nhân, vì sự nghiệp lớn. Điều này chúng ta vẫn thấy một vị đại tướng thường mắc phải như Quan Vũ, Quan Vũ đã hơi vì tự tôn cá nhân mà quên đi lợi ích của cả một tập thể, khiến nhiều lần mắc sai lầm, tệ hại nhất là đánh mất Kinh Châu và tự mình chết uổng mạng. Đánh mất Kinh Châu cũng đã ảnh hưởng lớn tới cục diện 3 nước Ngô, Thục, Ngụy. Mặc dù Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung chỉ đặc biệt miêu tả Triệu Vân võ công cao cường, thực ra ông còn đáng được ngưỡng mộ bởi tài thao lược khôn khéo, lòng trung thành tận tụy và tính cách thẳng thắn, sự dũng cảm phi thường. Chính Triệu Vân đã dám đứng ra can gián Lưu Bị tiến đánh Đông Ngô để trả thù bằng những lý do sáng suốt.
Mr_Chuoi
Mr_Chuoi
Mod
Mod

Tổng số bài gửi : 10
Join date : 14/02/2009
Age : 32

Về Đầu Trang Go down

Topic để anh em tìm hiểu về lich sử của các Danh Tướng !!! Empty Re: Topic để anh em tìm hiểu về lich sử của các Danh Tướng !!!

Bài gửi  Mr_Chuoi Sun Feb 15, 2009 1:54 pm

Tiểu sử

Gia Cát Lượng, tự là Khổng Minh, là người đất Dương Đô (nay thuộc tỉnh Sơn Đông) quận Lang Nha đời Thục Hán, sinh vào giờ Tuất tháng 4 (Tam Quốc), tự Khổng Minh, Gia Cát là một họ kép ít gặp. Ông mồ côi từ bé, thuở trẻ thường tự ví tài mình như Quản Trọng, Nhạc Nghị. Sau tị nạn sang Kinh Châu rồi đến ở đất Nam Dương thuộc vùng Long Trung, chỗ ở có trái núi Ngọa Long cương, nhân thế tự gọi là Ngọa Long tiên sinh, tự mình cày ruộng, thích làm ca từ theo khúc "Lương Phủ Ngâm".

Ông có 3 anh em, anh cả Gia Cát Cẩn làm quan bên Đông Ngô, em thứ là Gia Cát Quân không làm quan. Ông là người tài giỏi nhất nên người đời sau ví Lưu Bị được rồng trong số 3 người (Lưu, Tào, Tôn).

Tương truyền ông học giỏi một phần nhờ vợ là Hoàng Nguyệt Anh, một người rất xấu nhưng có tài năng, con gái của danh sĩ Hoàng Thừa Ngạn ở Nhữ Nam. Người đời mới có câu thơ:

Mạc học Khổng Minh trạch phụ
Chi đắc A Thừa xú nữ

Theo sách "Khổng Minh Gia Cát Lượng", chữ "Cát" trong họ Gia Cát của ông có nguồn gốc từ việc ông là dòng dõi của Cát Anh, một tướng theo Trần Thắng khởi nghĩa chống Tần. Cát Anh có công, bị Trần Thắng giết oan. Khi Hán Cao Tổ lên ngôi đã sai người tìm dòng dõi Cát Anh và cấp đất ăn lộc. Một chi sau này lấy sang họ Gia Cát.

Sự nghiệp

Khi Lưu Bị ở Tân Dã, có đến Tư Mã Đức Tháo bàn việc thiên hạ. Tư Mã Đức Tháo có nói: "Bọn nho sinh đời nay chỉ là một phường tục sĩ, hạng tuấn kiệt chỉ có hai người, đó là Ngoạ Long và Phượng Sồ. Ngoạ Long tức Gia Cát Khổng Minh, Phượng Sồ tức Bàng Thống tự Sỹ Nguyên." Lưu Bị 3 lần thân đến Long Trung mời Khổng Minh ra giúp, tôn ông làm quân sư. Lúc bấy giờ là năm 208, Lưu Bị 47 tuổi, Gia Cát Lượng chỉ mới 27 tuổi.

Khổng Minh đã giúp Lưu Bị đánh bại Tào Tháo ở Xích Bích, lấy Kinh Châu, định Ích Châu, Hán Trung, dựng nước ở đất Thục, cùng với Ngụy ở phía bắc, Ngô ở phía đông làm thành thế chân vạc. Lưu Bị lên ngôi hoàng đế, Khổng Minh giữ chức Thừa tướng, một lòng khôi phục lại cơ nghiệp nhà Hán, phía đông hòa Tôn Quyền, phía nam bình Mạnh Hoạch.

Mùa hạ năm 221, vừa lên ngôi, Lưu Bị đã muốn lấy lại Kinh Châu và tháng 7 năm đó, để trả thù cho Quan Vũ nên Lưu Bị đã tuyến bố tuyệt giao với Đông Ngô, đem đại quân tiến đánh Tôn Quyền. Lưu Bị đánh Đông Ngô là vi phạm sách lược "liên Ngô chống Tào" của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng biết đánh Ngô hại nhiều hơn lợi nhưng không can ngăn nổi Lưu Bị nên dẫn đến bi thảm Hào Đình, thất bại ở Tỷ Quy.

Lưu Bị trước khi chết đã uỷ thác việc nước cho Gia Cát Lượng, nói rằng: "Tài năng của ông cao hơn Tào Tháo gấp 10 lần, nhất định có thể làm cho nước nhà ổn định, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. Nếu như Lưu Thiện con tôi không làm được gì, mong ông giúp đỡ còn như nó bất tài thực sự, ông có thể thay nó". Lưu Bị còn để lại di chúc bắt Lưu Thiện phải kính nể Gia Cát Lượng như cha đẻ.

Nhà vua Lưu Thiện mới 17 tuổi không có tài, Gia Cát Lượng phải lo lắng toàn cục, chỉnh đốn nội bộ và chấn chỉnh lực lượng. Dưới sự cai trị của ông, nước Thục dần dần mạnh lên. Sau khi trừ bỏ được những lo lắng trong nước, Gia Cát Lượng đã đem quân xuống phía nam để bình định bọn nổi loạn. Gia Cát Lượng ra quan không lâu đã bắt sống được Mạnh Hoạch. Ví dụ nổi tiếng về việc Gia Cát Lượng "chiếm lòng người" chính là việc 7 lần bắt, 7 lần tha Mạnh Hoạch, cho đến khi Mạnh Hoạch thực sự chịu phục.

Gia Cát Lượng Bắc phạt cả thảy là 7 năm, phát động 4 lần đánh nhau. Mấy lần xuất quân đều chưa giành được thắng lợi hoàn toàn do Lý Nghiêm trễ nải cấp lương nên giả truyền thánh chỉ, 2 lần khác do Lưu THiền nghe lời dèm pha mà nửa chừng hạ chiếu lui quân.

Tháng 8 năm 234, do khó nhọc mà Gia Cát Lượng sinh bệnh rồi mất, lúc bấy giờ ông mới 54 tuổi, được phong tặng là Trung Vũ Hầu người đời thường gọi là Gia Cát Vũ Hầu. Ông được chôn tại ngọn núi Định Quân ở vùng Hán Trung. Ông mất mà vẫn không trung hưng được nhà Hán, nước vẫn ở thế chân vạc chia ba. Ba mươi năm sau khi ông mất, Lưu Thiền đầu hàng nước Ngụy, nước Thục bị diệt vong.

Suốt hai đời vua là Lưu Bị và Lưu Thiện, mọi việc chính trị, quân sự và kinh tế ở Thục đều do một tay Khổng Minh chủ trương và thi hành. Ông giỏi về binh thư binh pháp, có tài về nội trị, ngoại giao, được xem là văn võ kiêm toàn, tài đức lưỡng bị... nên được hậu thế gọi là "vạn đại quân sư", coi là một tấm gương sáng cho muôn thuở.
Mr_Chuoi
Mr_Chuoi
Mod
Mod

Tổng số bài gửi : 10
Join date : 14/02/2009
Age : 32

Về Đầu Trang Go down

Topic để anh em tìm hiểu về lich sử của các Danh Tướng !!! Empty Re: Topic để anh em tìm hiểu về lich sử của các Danh Tướng !!!

Bài gửi  Mr_Chuoi Sun Feb 15, 2009 2:02 pm

Lã Bố, tự là Phụng Tiên (đôi khi cũng được gọi là Lữ Bố và Lữ Phụng Tiên), người đất Cửu Nguyên (nay là thành phố Bao Đầu, nội Mông Cổ). Lã Bố là một võ tướng và là một quân phiệt cát cứ cuối đời Đông Hán. Lã Bố được biết tới chủ yếu qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Trong tiểu thuyết này Lã Bố được mô tả là một viên tướng hết sức dũng mãnh, chuyên sử dụng phương thiên họa kích. Người ta thường nói "Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố".

Cuộc đời

Giết cha nuôi, lại nhận cha nuôi

Trước Lã Bố là tướng của Đinh Nguyên, nhận làm nghĩa phụ. Nhưng sau Đổng Trác cho người là Lý Túc đem ngựa Xích Thố đến dụ, Lã Bố lại giết Đinh Nguyên và về với Đổng Trác, nhận làm con nuôi ông này. Lã Bố là dũng tướng của Đổng Trác giúp Đổng Trác thực hiện âm mưu cướp ngôi vua nhà Hán.

Mắc mỹ nhân kế

Trong phủ có quan tư đồ Vương Doãn bề ngoài cung kính nhưng ngấm ngầm lập mưu giết Đổng Trác. Vương Doãn biết hai cha con Lã Bố và Đổng Trác có tính hiếu sắc nên dùng kế ly gián trước, gả con gái nuôi là Điêu Thuyền cho Lã Bố sau là Đổng Trác gây nên mối bất hòa giữa hai cha con. Kết quả là Lã Bố giết chết Đổng Trác, lấy Điêu Thuyền làm thiếp.

Lập nghiệp riêng

Lý Thôi (Lý Giác) đem quân về báo thù cho Đổng Trác. Vương Doãn bị giết, Lã Bố bỏ chạy. Ông ta nương nhờ Viên Thuật, rồi Trương Dương, rồi Viên Thiệu, Trương Mạc. Lã Bố có các tướng giỏi là Trần Cung, Cao Thuận, Trương Liêu, Tang Bá, đánh chiếm Bộc Dương của Tào Tháo. Nhưng sau đó Tào Tháo kéo đến, đuổi Lã Bố chạy về phía đông. Bố lại nương nhờ Lưu Bị, nhưng sau đó chiếm thành Hạ Phì của họ Lưu, từ đó hùng cứ ở Từ Châu.

Cửa quan bắn kích

Viên Thuật đánh Lưu Bị, cho tiền Lã Bố để ngồi yên. Lưu Bị lại cầu cứu Lã Bố. Bố mời 2 bên đến uống trà. Lã Bố cho dựng một cây kích ở rất xa, nói rằng nếu bắn trúng ngạnh kích bì 2 bên phải bãi binh. Tướng của Viên Thuật là Kỷ Linh không dám nói, còn Lưu Bị cầu cho bắn trúng. Lã Bố nhắm bắn trúng ngay ngạnh kích, Kỷ Linh đành rút về.

Tráo trở liên tục

Viên Thuật xưng đế, định hỏi cưới con gái Lã Bố cho con trai mình. Lã Bố nhận lời, đưa con gái đi, nhưng giữa chừng lại theo phe Tào Tháo để được phong chức, đuổi theo đem con về. Lã Bố gây chiến với Viên Thuật, nhưng ít lâu sau chưa thấy được lên chức, lại chuyển theo Viên THuật, trở lại đánh Tào Tháo.

Liều mạng giữ cô thành

Năm 198, Lã Bố tấn công Lưu Bị, Tào Tháo đến cứu Lưu Bị. Lã Bố nghe lời vợ, ngồi nhà giữ thành, bị bao vây. Lã Bố lại cầu cứu Viên Thuật, nhưng Viên Thuật đòi gả con dâu mới đến cứu. Lã Bố giữ thành Hạ Phì, bị chính tướng lĩnh của mình phản bội, bắt nộp Tào Tháo. Nhưng trong bộ "Trung Quốc tướng soái toàn truyện" của Trịnh Phúc Điền, Dương Diệu Xuân và Khả Vĩnh Tuyết (Tập 1, trang 500), Lã Bố thấy thế lâm nguy, bảo bộ hạ lấy đầu mình đi dâng Tào Tháo lấy công, nhưng bộ hạ không nỡ làm. Lã Bố đành ra hàng.

Thằng Tai To kia!!

Đằng nào cũng vậy, Lã Bố bị trói đến trước mặt Tào Tháo, nói rằng "Thiên Hạ từ nay yên rồi!". Tào Tháo hỏi tại sao, Lã Bố nói "Có ta làm phó thống lĩnh kỵ binh, bình thiên hạ dễ như trở bàn tay". Tào Tháo định thả Lã Bố, nhưng Lưu Bị ngồi bên nói "Ngài quên Đinh Nguyên và Đổng Trác rồi ư?". Thế là Lã Bố bị đưa đi thắt cổ. Lã Bố còn quay lại chửi Lưu Bị: "Thằng tai to kia mới là không đáng tin nhất! Mày quên công ta bắn kích rồi ư?" Lã Bố cùng Trần Cung, Cao Thuận đều bị treo cổ. Trương Liêu và Tang Bá đầu hàng.

Tính cách

Trong truyện Tam quốc diễn nghĩa, Lã Bố là một kẻ bạc nghĩa vô tình, nhận Đinh Nguyên, Đổng Trác làm cha nuôi, rồi sau đó lại chính tay mình giết hại hai người này. Khi bị Tào Tháo đánh đuổi đã chạy về với Lưu Bị, được Lưu Bị coi trọng đối xử hậu hĩnh, nhưng khi Lưu Bị đi đánh Viên Thuật thì Lã Bố đã lợi dụng việc đó chiếm lấy đất của Lưu Bị, sau đó khi Lữ Bố bị Viên Thuật đánh thì lại gọi Lưu Bị trở lại giúp mình... Có thể nói Lã Bố là một kẻ bất hiếu với cha, bất nghĩa với bạn bè, bất tín với người đời, là một kẻ bất trí, hữu dũng vô mưu, nhiều lần đã bị thảm bại chỉ vì không chịu nghe lời khuyên của những kẻ hiền.

Tuy vậy, sự dũng mãnh, uy phong của Lã Bố thì không ai có thể phủ nhận. Có thể nói trong truyện Tam quốc diễn nghĩa, Lã Bố là tướng mạnh nhất trong tất cả các tướng, vượt trên cả Quan Vũ, Trương Phi, Hứa Chử, Điển Vi... cho đến mười mấy năm sau khi có sự xuất hiện của vị tướng Mã Siêu trẻ tuổi khiến Tào Tháo phải nhận định Mã Siêu mạnh không thua Lã Bố. Chính sự dũng mãnh đó đã giúp cho Lã Bố vang danh thiên hạ, ngay cả khi Lã Bố không nghe theo lời Trần Cung, bị trúng kế của Quách Gia, nhưng với sự kiêu dũng của mình Lã Bố vẫn có thể đảo ngược tình thế đến nỗi suýt nữa giết được Tào Tháo. Trong truyện thì sức mạnh của Lã Bố được ca ngợi qua lần một mình đấu với ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, hay một mình địch sáu tướng của Tào Tháo, trong đó gồm cả Hứa Chử và Điển Vi.
Mr_Chuoi
Mr_Chuoi
Mod
Mod

Tổng số bài gửi : 10
Join date : 14/02/2009
Age : 32

Về Đầu Trang Go down

Topic để anh em tìm hiểu về lich sử của các Danh Tướng !!! Empty Re: Topic để anh em tìm hiểu về lich sử của các Danh Tướng !!!

Bài gửi  Ace Sun Feb 15, 2009 5:54 pm

Điêu Thuyền : là một người đẹp trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa và là một nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc. Điêu Thuyền được mệnh danh là người đẹp bế nguyệt, có sắp đẹp khiến cho trăng cũng phải xấu hổ mà giấu mình đi.

Điêu Thuyền bái nguyệt ở hậu hoa viên của Tư Đồ Vương Doãn, đại thần của Hán Hiến Đế thời Tam Quốc. Đột nhiên có một cơn gió nhẹ thổi đến, một vầng mây trôi che khuất mặt trăng. Đúng lúc đó, Vương Doãn bước ra nhìn thấy. Để khen con gái nuôi mình xinh đẹp như thế nào, Vương Doãn thường nói với mọi người rằng con gái mình đẹp đến nổi trăng sáng nhìn thấy cũng phải trốn vào sau lưng mây. Vì vậy, Điêu Thuyền được mọi người xưng tụng là "Bế Nguyệt".

Điêu Thuyền là con nuôi trong nhà Tư đồ Vương Doãn, được gả cho cả 2 cha con nuôi Đổng Trác và Lã Bố để tùy cơ ly gián, một mặt tỏ vẻ yêu quí Đổng Trác, nhưng khi đến với Lã Bố thì lại ra sức quyến rũ, khi đến cao trào thì Lã Bố chịu không nổi đả kích giết luôn Đổng Trác. Mưu sĩ Lý Nho của Đổng Trác biết trước sự nguy hiểm của Điêu Thuyền, nhưng không sao can thiệp được mà trước đó chỉ biết thốt lên "Bọn ta đều chết cả về tay người đàn bà này".
Chính kế liên hoàn của Vương Doãn và Điêu Thuyền đã giết Đổng Trác, hại Lã Bố, là việc mà binh hùng tướng mạnh không làm được.
Trong "Thánh Thán Ngoại Thư", Mao Tôn Cương viết về Điêu Thuyền như sau:

"18 lộ quân chư hầu không giết nổi Đổng Trác, mà một thiếu nữ đào tơ liễu yếu như Điêu Thuyền lại giết nổi Trác. Ba anh em Lưu, Quan, Trương hùng liệt không thắng nổi Lữ Bố, mà chỉ một nàng Điêu Thuyền thắng nổi. Ôi, lấy chăn chiếu làm chiến trường, lấy son phấn làm khôi giáp, lấy mày ngài làm cung nỏ, lấy nước mắt nũng nịu làm tên đạn, lấy lời tình tứ ngọt ngào làm chiến lược mưu cơ. Xem thế thì cái bản lãnh của "nữ tướng quân" quả là tuyệt cao cường, đáng sợ thay!"
Ace
Ace
Cấp 1
Cấp 1

Tổng số bài gửi : 6
Join date : 14/02/2009
Age : 34

Về Đầu Trang Go down

Topic để anh em tìm hiểu về lich sử của các Danh Tướng !!! Empty Re: Topic để anh em tìm hiểu về lich sử của các Danh Tướng !!!

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết